Nhịp tim không đều,
Cẩn thận với 'rối loạn nhịp tim',
tín hiệu nguy hiểm của tim
Giáo sư Kiwoon Kang, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji

Ai cũng có lần cảm nhận thấy tim của mình đột nhiên bị đau nhói. Nhiều người cho rằng rối loạn nhịp tim là triệu chứng nhất thời và thường bỏ qua, tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng do ngày thường tim không có bất cứ triệu chứng gì cho đến khi trống ngực đập dữ dội, tức ngực, chóng mặt và ngất xỉu. Việc lơ là đối với rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến nguy cơ đột tử nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn dưới sự giúp đỡ của Giám sư Kang Ki Woon – Nội khoa Tim mạch Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji.

Câu1. Rối loạn nhịp tim là gì và nguyên nhân do đâu?

Rối loạn nhịp tim có thể kiểm tra thông qua điện tâm đồ các triệu chứng liên quan như tim đập nhanh (nhịp tim nhanh) hoặc chậm (nhịp tim chậm) hoặc không đều (nhịp sớm, rung nhĩ) so với bình thường ổn định là 60~100 lần trong một phút khi thức vào ban ngày. Đặc biệt rối loạn nhịp tim rung tâm nhĩ phổ biến nhất chiếm 20~30% nguyên nhân của các ca đột quỵ.
Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân của bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc bệnh van tim, bệnh cơ tim v.v, rối loạn nhịp tim thứ phát đặc biệt quan trọng. Rối loạn nhịp tim nguyên phát, xảy ra ở chức năng và cấu tạo của tim và cũng có thể quan sát được.
Các triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp là hồi hộp, tức ngực, chóng mặt, khó thở, đau ngực và mệt mỏi. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim. Tên và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân rối loạn nhịp tim ở đâu của tim 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất hoặc nhịp tim nhanh, chậm hay không đều so với nhịp tim lúc bình thường.
Rối loạn nhịp tim chủ yếu xảy ra khi các tín hiệu điện của tim tạo ra nhịp đập thứ 1 hoạt động không bình thường hoặc có vấn đề về cấu tạo tim mạch. Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, rất khó xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh nhân theo loại rối loạn nhịp tim. Vì vậy, nếu các triệu chứng xảy ra, bạn nên đến ngay bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa.

Câu2. Vui lòng cho chúng tôi biết về các phương pháp điều trị khác nhau.

Rối loạn nhịp tim được chia thành nhịp tim nhanh (hơn 100 lần) và nhịp tim chậm (dưới 60 lần). Và được phân loại lại tùy theo nơi phát bệnh từ đâu như trong tâm nhĩ hoặc bên trên tâm thất hoặc bên trong tâm thất.
Cần điều trị tích cực nhất đó là nhịp tâm thất nhanh hoặc rung tâm thất phát sinh do co bóp sớm xảy ra liên tục. Hiểu theo đúng nghĩa thì đó là hiện tượng cơ tim trong tâm thất co bóp nhanh bất thường, diễn ra liên tục trên 30 giây hoặc có tiến triển thành rung thất, đây là một căn bệnh nguy hiểm khiến người bệnh ngất xỉu và đột tử. Nhịp tim nhanh bắt đầu ở bộ phận tiếp hợp tâm nhĩ và tâm thất, không nguy hiểm như nhịp tâm thất nhanh nhưng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. So với các rối loạn nhịp tim khác, triệu chứng hồi hộp và tức ngực rõ rệt hơn. Có thể xác định chính xác bệnh rối loạn nhịp tim thông qua xét nghiệm xác định xem có bất thường khi xuất hiện tín hiệu điện hoặc truyền tín hiệu hay không bằng cách đặt stent (ống đỡ động mạch) đến tim qua tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch gần xương đòn. Kiểm tra chi tiết tình trạng rối loạn nhịp tim bằng xét nghiệm điện sinh lý và tiến hành điều trị bằng phẫu thuật tần số cao.
Cũng có trường hợp lối loạn nhịp tim nhưng không cần điều trị khẩn cấp. Không giống như tâm thất đập nhanh bất thường, rối loạn nhịp tim phần lớn không liên quan đến việc duy trì sự sống, chẳng hạn như co bóp sớm tâm nhĩ và tâm thất xảy ra trong chức năng và cấu trúc bình thường của tim, không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, có cần điều trị hay chỉ cần theo dõi đơn giản phải theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa.

Câu3. Một số quy tắc sống hàng ngày cần phải tuân theo là gì, thưa ông?

Người bị rối loạn nhịp tim nên tránh uống nhiều rượu bia, làm việc quá sức, ăn quá no, béo phì. Nên cắt giảm rượu, thuốc lá và cẩn thận với các bài tập thể dục mạnh. Đặc biệt nếu bị cao huyết áp hoặc tiểu đường, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu. Ngoài ra, béo phì, ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy cũng có liên quan đến bệnh tim và tỷ lệ tái phát cao ngay cả sau khi điều trị rối loạn nhịp tim. Vì vậy cần nỗ lực cải thiện giảm cân và sử dụng thiết bị áp lực dương (thiết bị điều trị chứng ngưng thở khi ngủ). Ngoài ra, do hệ thống thần kinh tự chủ và hoạt động của tim có mối liên hệ với nhau nên một người có tính cách dễ nổi nóng và dễ bị rối loạn nhịp tim, vì vậy cũng cần nỗ lực cải thiện tính cách.
Trên hết, hãy đo mạch của mình nếu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim. Có thể kiểm tra điện tâm đồ 24 giờ kiểm tra thay đổi mạch trong suốt một ngày và kiểm tra mức độ tải vận động. Tuy nhiên, rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện hoặc tiềm ẩn tùy theo tình trạng của bệnh nhân nên rất khó xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh chỉ bằng một xét nghiệm.
Vì vậy, sau khi được các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán, nếu xác định bị rối loạn nhịp tim nhưng không cần biện pháp điều trị đặc biệt thì nên đo điện tâm đồ thường xuyên mỗi năm một lần. Đặc biệt, trong trường hợp đột tử do tim, điều trị ngay trong vòng 3 phút là thời gian vàng, quan trọng nhất. Những người thân trong gia đình có bệnh nhân rối loạn nhịp tim được khuyên nên học xoa bóp tim trong trường hợp khẩn cấp.

Other Article