Dẫn đầu ngành Y học trong Tương lai thông qua Nghiên cứu các Dữ liệu Lớn về Y tế Nhóm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế Bệnh viện Đại học Konyang
Từ khi thành lập, Bệnh viện Đại học Konyang đã là đơn vị tiên phong tại khu vực miền Trung, đây cũng là đơn vị đầu tiên giới thiệu hệ thống xét nghiệm lâm sàng tự động hóa và chương trình tin học hóa việc lên đơn thuốc. Chiến lược khác biệt này đã giúp bệnh viện phát triển hệ thống chăm sóc tiện lợi hơn cho các bệnh nhân, nó cũng nhận được sự hoan nghênh đáng kể của cộng đồng y tế địa phương. Vào năm 2021, Bệnh viện mở rộng quy mô với một tòa nhà mới, nỗ lực thích nghi với những sự thay đổi nhanh chóng để hướng tới một xã hội với các quyết định nhanh chóng dựa trên dữ liệu mà không phải dựa trên suy đoán hoặc kinh nghiệm cá nhân.
Để thực hiện việc Chuyển đổi Kỹ thuật số một cách hiệu quả và nhanh chóng cũng như dẫn đầu trong các môi trường y tế tương lai, Bệnh viện Đại học Konyang đã thành lập Trung tâm Khoa học Dữ liệu Y tế vào tháng 1 năm 2019. Tháng 10 năm 2023, trung tâm được đổi tên và mở rộng thành Nhóm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế. Nhóm này được thành lập riêng để dẫn đầu ngành y học tương lai và mở ra kỷ nguyên cá nhân hóa việc chăm sóc sức khỏe thông qua nhiều nghiên cứu đa dạng khác nhau về lĩnh vực các dữ liệu y tế lớn, bao gồm cả về các thông tin về các chuyên gia đào tạo.
Một dự án nghiên cứu nổi bật đang diễn ra là “Dự án Xây dựng Hệ sinh thái Ngành và Dịch vụ AI trong Y tế Quốc gia K-Health 2023”, được đề xuất bởi Bộ Khoa học và Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp Công nghệ Thông tin Quốc gia vào năm 2023. Với sự hỗ trợ từ Thành phố Daejeon và được quản lý bởi Viện xúc tiến Công nghiệp Văn hóa và Thông tin tỉnh Daejeon, dự án có sự tham gia của một tập thể bao gồm một nhóm nghiên cứu của Nhóm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế (đứng đầu bởi Giám đốc Kim Jong-yeop) và Giáo sư Lee Young-jin từ Khoa Y học Phục hồi với tư cách là nhà nghiên cứu chính. Tầm nhìn của dự án là biến Daejeon thành một thành phố đổi mới việc chăm sóc sức khỏe với AI dựa trên dữ liệu, đang hiện bao gồm nhiều sáng kiến khác nhau như nền tảng phân phối dữ liệu y tế dựa trên đám mây, vùng an toàn dữ liệu, mạng lưới chăm sóc và hỗ trợ trình bày các giải pháp y tế với AI.
Nền tảng Phân phối Dữ liệu Y tế dựa trên Đám mây
Đây là nền tảng đầu tiên trong cả nước, mục đích của nó là tạo ra một hệ sinh thái y khoa bằng cách tích lũy và sử dụng các dữ liệu thông tin y tế từ các tổ chức y tế ở Thành phố Daejeon, nâng cao chất lượng ngành y tế và các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.
Vùng An toàn Dữ liệu
Vùng An toàn Dữ liệu là một không gian độc lập nơi các dữ liệu y tế, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe được thu thập từ các tổ chức y tế được lưu trữ và xử lý. Nó cung cấp một môi trường và hệ thống đảm bảo an toàn thông qua nền tảng Vùng An toàn Dữ liệu, cho phép các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu sử dụng các dữ liệu một cách thuận tiện.
Mạng lưới Chăm sóc
Mục đích của Mạng lưới Chăm sóc là tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của Daejeon, nâng cao sự thuận tiện và đảm bảo sự chăm sóc liên tục cho bệnh nhân bằng cách ngăn ngừa các chẩn đoán không chính xác và việc kê đơn trùng lặp. Bệnh viện Đại học Konyang là trung tâm liên kết với hơn 45 cơ sở y tế địa phương để thiết lập việc trao đổi thông tin.
Vào năm 2022, Bệnh viện Đại học Konyang cũng được chọn tham gia 'Dự án Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Chứng minh Lâm sàng về việc cho phép AI Y tế Sử dụng Dữ liệu Thực' của Bộ Y tế và Phúc lợi. Dự án nhằm mục đích xác nhận và nâng cao hiệu quả của các công nghệ AI y tế trong nước thông qua 'Hỗ trợ Chứng minh Lâm sàng AI Y tế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng’.
Thông qua dự án này, bệnh viện đã thiết lập một hệ thống chứng minh lâm sàng tập trung vào các cơ sở khám lâm sàng, tiến hành chứng minh cho người mua thực tế và cung cấp doanh thu hữu hình để thưởng cho các công ty tham gia. Được khởi xướng vào năm 2022, dự án 5 năm này hiện đang ở năm thứ hai, tập trung vào phát triển mạng lưới chứng minh sự phù hợp của khuôn khổ, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để hỗ trợ cho toàn bộ chu kỳ của Dữ liệu trong Thế giới Thực (RWD), phát triển hệ thống giám sát an toàn và tạo ra một hệ thống đánh giá khả năng sử dụng.
Hiện tại, 12 phòng khám cấp 1 và cấp 2 (15 khoa) đang tham gia chứng minh lâm sàng cho việc sử dụng các thiết bị y tế AI. Các công ty được hưởng lợi bao gồm Monitor Corporation (LuCAS-CXR, LuCAS-plus), HealthHub (Boneage io), Dong-A ST (Hicardi+), Infinite Healthcare (INFINITT SmartEndo) và Vatech MCIS (EzOrtho). Dự án nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh trên phạm vi quốc tế của các công nghệ AI y tế trong nước và dẫn đầu các cuộc chứng minh lâm sàng trong môi trường thực tế.
Các Dự án Nghiên cứu Chính của Nhóm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế
23.05~ |
Xây dựng Hệ sinh thái Ngành và Dịch vụ AI trong Y tế quốc gia K-HEALTH |
22.07~ |
Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Chứng minh Lâm sàng AI Y tế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng |
22.02~ |
Nghiên cứu lâm sàng thông qua việc Thành lập Mô hình Dữ liệu Chung về Mạng lưới Phân tích Dữ liệu tại các Bệnh viện dựa trên EHR (MOA-CDM) |
22.10~ |
Tạo ra nguồn Dữ liệu Tổng hợp từ các Bản ghi EMR |
21.04~ |
Phát triển Nguồn Dữ liệu Lớn Chuyên biệt cho Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu theo phong cách Hàn Quốc (K_MIMIC) và AI – CDSS |
Nhóm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế Bệnh viện Đại học Konyang |
Website |
https://www.kyuh.ac.kr/hdc/index.do |
Địa chỉ |
Nhóm Nghiên cứu Dữ liệu Y tế Bệnh viện Đại học Konyang 158, Gwanjeodong-ro, Seo-gu, Daejeon, |
SĐT |
042-600-8679 |