Dù đã tháo khẩu trang nhưng dấu vết còn in trên mặt rất lâu?
Sau khi Corona 19 xuất hiện, khẩu trang đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Phải đeo khẩu trang suốt cả ngày nên nhiều người phàn nàn về cảm giác khó chịu như căng tức và xuất hiện các vấn đề về da. Trường hợp dấu vết vẫn còn lâu sau khi tháo khẩu trang, bạn nên nghi ngờ da đã bị lão hóa. Đó là do khi collagen, thành phần đóng vai trò giúp cấp ẩm và tăng độ đàn hồi cho da bị giảm xuống, lực đỡ cho làn da cũng giảm nên dấu vết của khẩu trang còn lưu lại trong thời gian dài. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về collagen của da qua Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Quốc gia.
Collagen, thành phần chống lão hóa tồn tại ở khắp cơ thể
Collagen đã trở thành từ đồng nghĩa với “chống lão hóa da”. Chúng ta thường được giới thiệu collagen có trong bì lợn và nghe nói “collagen ở trong bì lợn nhiều lắm. Rất tốt cho da”. Collagen trở thành thực phẩm chức năng được mọi người chú ý sau khi được liệt kê vào xu hướng thực phẩm chức năng của Hoa Kỳ.
Collagen có chức năng như một loại protein trong hầu hết các mô liên kết, bao gồm da, mạch máu, xương và cơ của cơ thể chúng ta. Móng tay, tóc và màng tế bào cũng được tạo ra từ collagen. Collagen lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào. Khi bạn nghĩ đến collagen, bạn có thể tìm thấy lý do tại sao hình ảnh “phải săn chắc” xuất hiện trong tâm trí.
Collagen được biết đến như một thành phần thiết yếu để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da. Collagen không thể tách rời khỏi quá trình lão hóa. Tuổi càng cao, lượng collagen càng giảm làm ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da và sự hình thành cơ. Đặc biệt, collagen ảnh hưởng đến sụn nên nếu lượng collagen mất đi nhiều có thể làm tổn thương sụn và làm gia tăng tình trạng đau nhức xương khớp. Ngoài ra, có thông tin cho rằng lượng collagen do cơ thể sản xuất sẽ giảm đáng kể ở tuổi trưởng thành.
Khi lượng collagen giảm, điều dễ nhìn thấy nhất đó chính là làn da. Do collagen chiếm hơn 70% của lớp hạ bì. Collagen được biết đến là chất có hiệu quả trong việc chống khô da, mất độ đàn hồi và tạo nếp nhăn trên da. Tóc xơ hoặc móng tay yếu là dấu hiệu của việc giảm collagen. Có thể nói rằng, collagen là thành phần thiết yếu từ đầu đến chân của cơ thể chúng ta. Gần đây, khi collagen được biết đến là chất hoạt động ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể thì các sản phẩm khác nhau từ collagen bôi đến collagen ăn cũng được tung ra nhiều. Đặc biệt, mọi người thường tìm kiếm các loại thực phẩm tiêu biểu vì nghĩ rằng họ có thể hấp thụ collagen bằng cách ăn thực phẩm chứa nhiều collagen.
Khi nghĩ đến những thực phẩm chứa nhiều collagen, điều đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến là bì lợn và chân gà. Nó được biết đến là có chứa nhiều collagen vì có kết cấu collagen dày đặc giống như đang ăn kẹo dẻo. Xương ống mà chúng ta thường ăn cũng chứa rất nhiều collagen. Tuy nhiên, collagen động vật, thành phần chính trong các loại thực phẩm này có kích thước phân tử lớn nên thường bị đào thải ra ngoài chứ không hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra, do chỉ hấp thụ collagen nên tỷ lệ hấp thụ giảm xuống. Để tăng tỷ lệ hấp thụ nên bổ sung thêm cả vitamin A, C và các chất chống oxy hóa. Collagen là thành phần protein nên bản thân collagen được biết là không có tác dụng phụ nhưng chúng ta không nên tiêu thụ quá nhiều. Các sản phẩm collagen được tiêu thụ dưới dạng viên hoặc dạng bột có hàm lượng collagen cao nên cần chú ý hơn khi ăn thực phẩm thông thường. Nếu ăn một lượng lớn dễ xảy ra các tác dụng phụ như táo bón, khó tiêu, nên uống collagen cá sau khi hỏi ý kiến chuyên gia y tế nếu bị dị ứng hải sản.
Nguồn là Blog của Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Quốc gia “Health Angel”
“Các ấn phẩm của Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Quốc gia được cung cấp với mục đích lợi ích công cộng nhằm nâng cao sức khỏe của người dân, không được sử dụng với mục đích thương mại”